Sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hoá và dịch vụ Logistics

So sánh dịch vụ vận chuyển hàng hoá và dịch vụ Logistics



Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics là những dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt. Chúng đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế và có nhiều tính quyết định tới sự biến động của giá bán sản phẩm. Vậy dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics có điểm gì giống và khác nhau?

Khái niệm về dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là dịch vụ vận chuyển bằng đường biển một lô hàng cụ thể nào đó từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng. Đó có thể là một hợp đồng vận chuyển hàng rời khối lượng lớn (từ cảng tới cảng) nhưng cũng có thể là vận chuyển hàng bằng container, hoặc là hợp đồng vận chuyển đa phương thức (từ địa điểm tiếp nhận hàng tới địa điểm trả hàng). Nếu là vận chuyển đa phương thức thì ngoài chặng đường biển còn có thể có cả những chặng đường bộ, đường thủy nội địa hoặc đường hàng không.

Dịch vụ vận chuyển cần đáp ứng những quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa cũng như các quy định khác về dịch vụ vận chuyển. Một số những điều khoản cần đáp ứng như sau: về hình thức giao hàng, địa điểm nhận/ giao hàng, thời hjan giao hàng, trách nhiệm/ nghĩa vụ của bên giao bên nhận hàng, giải quyết vấn đề liên quan nếu như hàng hóa nhận không giống với hợp đồng….

logistics

Khái niệm về dịch vụ logisstics

Về dịch vụ Logistics hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau:

– Theo tài liệu của Liên Hợp quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.

– Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (The Council of Logistics Management) thì:

Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

– Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 233) quy định:

Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

– Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm dịch vụ Logistics nhưng các khái niệm này có thể chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất là định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là Luật thương mại Việt Nam, theo định nghĩa của nhóm này dịch vụ Logistics là việc tập hợp các yếu tố liên quan và hỗ trợ cho quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng cuối cùng.

Nhóm thứ hai là nhóm định nghĩa có phạm vi rộng miêu tả sự tác động của nhiều yếu tố vật chất và yếu tố vô hình (thông tin) từ khâu tiền sản xuất cho tới khi hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy trong dịch vụ Logistics có dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác đi liền để hỗ trợ hàng hóa tới đích cuối cùng. Người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ đảm nhận toàn bộ tất cả các khâu trong quá trình hình thành và vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ cuối cùng, người kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan một cách vững vàng để cung cấp một dịch vụ trọn gói chứ không phái chỉ có đơn thuần vận tải và giao nhận hàng hóa…

Điểm tương đồng giữa dịch vụ logistisc và dịch vụ vận chuyển hàng hóa

+ Bản chất của dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistisc

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa cũng như dịch vụ logistics đều là những dịch vụ mang tính chất vận chuyển, di dời hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

+ Mục đích

Cả 2 loại hình dịch vụ vận chuyển hàng hóa cũng như dịch vụ logistisc đều có mục đích là vận chuyển, đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác nhằm một mục đích nhất định.

+ Hình thức

Loại hình vận chuyển logistis và loại hình vận chuyển hàng hóa đều sử dụng những phương tiện di chuyển nhất định qua các hình thức như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không…

Điểm khác nhau giữa dịch vụ logistisc và dịch vụ vận chuyển hàng hóa

+ Điều kiện kinh doanh
Về dịch vụ logistics về điều kiện kinh doanh cần đáp ứng các quy định sau của pháp luật:

“1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.”

Điều kiện kinh doanh loại hình logistic được quy định tại Điều 234 của Luật Thương mại Việt Nam 2005

Về hoạt động dịch vụ vẫn chuyển hàng hóa thì chỉ cần đáp ứng những điều kiện trên hợp đồng mà hai bên thỏa thuận với nhau để thực hiện. Như vậy , ta có thể thấy việc thực hiện hoạt động dịch vụ vận chuyển sẽ không bị hạn chế pháp luật bởi những điều khoản theo luật thương mại như dịch vụ vận chuyển logistisc

+ Về quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa

Đối với dịch vụ logistics có quy định cụ thể về quyền cầm giữ và định hoạt hàng hóa trong quá trình vận chuyển như sau:

“1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.

2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.

4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.

5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.”

Trong khi đó, dịch vụ vận chuyển lại phân thành những quy định riêng đối với quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa, trách nhiệm đối với hàng hóa được phân thành quy định tại Điều 49 nghĩa vụ bảo hành hàng hóa như sau:

“1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, ta có thể thấy rằng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, khi đang trong thời gian đợi giao hàng hoặc trong thời gian giữ hàng, một trong các bên cần thực hiện việc bảo quản, gìn giữ hàng hóa để đáp ứng được yêu cần về chất lượng cũng như số lượng trong quá trình vận chuyển hàng.

Global Logistics

+ Quy định về hàng hóa trong quá trình vận chuyển không phù hợp với hợp đồng

Về vấn đề này, theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng nếu hàng hóa trong quá trình vận chuyển gặp trục trặc như hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng đã thỏa thuận trước đó. Thì việc giải quyết vấn đề đó trong luật thương mại được quy định cụ thể tại Điều 39 như sau:

“1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Bên cạnh đó, trong dịch vụ logistisc không có quy định về hàng hóa khi giao dịch, nếu trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa gặp vấn đề về hình thức hay chất lượng không được như hợp đồng đã thỏa thuận thì sẽ có những chế tài cụ thể để giải quyết như tại Điều 40 trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.

“1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.’

Như vậy trong quy định về dịch vụ vận chuyển việc xử lý về trách nhiệm của các bên khi giao hàng không nhận được hàng hóa như đúng thỏa thuận đã quy định.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Menu